Ghi giấy chứng nhận kết hôn khi đăng ký lại thế nào cho đúng?

Bạn Uông H T – Hà Nội, hỏi: A cho em hỏi, theo Khoản 4 Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch quy định  thủ tục đăng ký lại kết hôn thì ” quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong giấy chứng nhận kết hôn” nhưng Giấy chứng nhận kết hôn không có chỗ nào ghi được nội dung như Nghị định nêu anh ạ. Và đã có công dân khi đến văn phòng công chứng họ có ý kiến là nếu không ghi rõ vào Giấy chứng nhận kết hôn “đăng ký lại” họ khó xác định thời điểm xác nhận hôn nhân a ạ!.

Trangtinphapluat.com trả lời như sau (mang tính chất tham khảo):

Cách ghi Giấy chứng nhận kết hôn

Theo quy định tại Điều 22 của Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, hướng dẫn  cách ghi Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn như sau:

Ghi chú trong Giấy chứng nhận kết hôn
Ghi chú trong Giấy chứng nhận kết hôn

– Họ, chữ đệm, tên vợ; họ, chữ đệm, tên chồng ghi bằng chữ in hoa, có dấu.

– Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn là ngày, tháng, năm xác lập quan hệ vợ chồng, trừ trường hợp đăng ký lại kết hôn; đăng ký hôn nhân thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch; thực hiện lại việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 13 của Luật hôn nhân và gia đình.

Đăng ký lại kết hôn

Trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế mà không xác định được ngày đăng ký kết hôn trước đây, ngày xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng thì ghi ngày đầu tiên của tháng, năm đăng ký kết hôn, xác lập quan hệ chung sống; trường hợp không xác định được ngày, tháng thì ghi ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây, năm xác lập quan hệ chung sống.

“Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy chứng nhận kết hôn sử dụng để ghi nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng, năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.

– Ngày quan hệ hôn nhân được công nhận trong trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 44 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, thực hiện lại việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 13 của Luật hôn nhân và gia đình cũng được ghi vào phần “nội dung ghi chú” của mặt sau Giấy chứng nhận kết hôn.

Ghi chú ở mặt sau Giấy chứng nhận kết hôn

Như vậy căn cứ vào ĐIều 22 của Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì ghi thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân ở mặt sau của giấy đăng ký kết hôn.

Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng được ghi ở Giấy chứng nhận kết hôn
Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng được ghi ở Giấy chứng nhận kết hôn

Ví dụ: Anh A và chị B kết hôn ngày 01/9/2013. Đến ngày 15/7/2016 đến UBND phường xin đăng ký lại kết hôn do bị mất bản chính.

UBND phường sẽ cấp lại giấy chứng nhận kết hôn cho anh A, chị B. Ngày tháng năm đăng ký ghi theo ngày đăng ký lại, còn ở nội dung của mặt ghi chú phía sau sẽ ghi: Quan hệ hôn nhân của anh A và chị B được công nhận kể từ ngày 01/9/2013 theo Giấy chứng nhận kết hôn được UBND xã cấp ngày, tháng, năm.

Tìm hiểu quy định về trao Giấy chứng nhận kết hôn

Quốc Sử

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

8 Bình luận

  1. Uông Hồng Thắng

    A cho e hoi!
    Tại sao đ 62 BLDS cũng như Đ41 Luật Hộ tich quy định đăng ký Giám hộ đương nhiên? E nghi BLDS đã quy định là đương nhiên rồi thì việc gì phải đăng ký nữa anh Sử. A giải thích giúp e với ạ! E cảm ơn a ạ!

    • Nguyễn Quốc Sử

      nhiều người cũng có ý kiến như em, tức là đương nhiên thì không phải đăng ký nhưng BLDS và Luật Hộ tịch quy định vẫn phải đăng ký thì ta phải thực hiện. Lý do thì anh cũng không rõ.
      Và Khoản 3 Điều 46 BLDS 2015 cũng quy định: Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

    • Khi bạn đăng ký giám hộ thì bạn sẽ được cấp Trích lục công nhận việc giám hộ. Khi bạn thực hiện bất cứ quyền, nghĩa vụ nào của người được giám hộ, bạn chỉ cần trình TLGH này thôi. Còn nếu không có, bạn phải chứng minh việc giám hộ của mình cho mỗi giao dịch. Theo mình, đây là quy định vừa đảm bảo quản lý nhà nước, vừa đảm bảo không tranh chấp trong quá trình giám hộ bạn ạ

  2. Uông Hồng Thắng

    Em cảm ơn anh ạ, e chúc anh mạnh khỏe, công tác tốt…!

  3. Anh ơi cho em hỏi tí, trong ví dụ mà anh đưa ra anh A và chị B kết hôn năm 2013 nhưng mất giấy Chứng nhân kết hôn. vậy khi đăng ký lại kết hôn ở mặt sau giấy chứng nhận kết hôn sẽ ghi “… theo Giấy chứng nhận kết hôn số.. UBND xã cấp ngày tháng năm” Giấy chưng nhận kết hôn đó là giấy của năm 2013 hay giấy năm 2016 ạ??
    Giấy năm 2013 đã mất thì không thể ghi được số và ngày cấp. Còn nếu ghi theo giấy năm 2016 thì em thấy không hợp lý lắm.
    Anh có thể bớt chút thời gian khai sáng giúp em được ko ạ?
    Em cảm ơn anh nhiều 🙂

    • Nguyễn Quốc Sử

      Ở bài viết mình có đề cập khi đăng ký lại kết hôn thì phần ghi chú ghi thời điểm xác lập hôn nhân là theo Giấy chứng nhận kết hôn đã mất năm 2013.
      Bạn băn khoăn giấy năm 2013 đã mất thì không thể ghi được số và ngày cấp.
      Trangtinphapluat.com trao đổi lại như sau:
      Mặc dù giấy chứng nhận kết hôn năm 2013 bị mất nhưng sổ đăng ký kết hôn vẫn còn nên khi đăng ký lại kết hôn thì thời điểm xác lập hôn nhân căn cứ vào sổ đăng ký kết hôn năm 2013 để ghi,trong đó thể hiện số, quyển đăng ký kết hôn bạn nhé.

      • Theo nghị định 123 thì chỉ khi ubnd nơi đăng ký kết hôn không còn lưu giữ sổ đăng ký kết hôn và giấy chứng nhận đăng ký kết hôn không còn mới được đăng ký lại kết hôn chứ bạn

  4. Mất giấy đăng ký kết hôn (bản chính) nhưng UBND xã/phường vẫn có sổ lưu thì không thực hiện đăng lý lại, cũng không thực hiện cấp lại bản chính Giấy chứng nhận kết hôn các bạn nhé. (Khoản 1 điều 24 NĐ 123/2015/NĐ-CP)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *