Trangtinphapluat.com biên soạn giới thiệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi nâng ngạch công chức , thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2023 của thành phố Hà Nội theo Quyết định 274/QĐ-HĐTNNTH ngày 07/4/2023 của Hội đồng thi nâng ngạch, thăng hạng về việc phê duyệt nội dung ôn tập thi nâng ngạch công chức , thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2023.
Theo đó, môn kiến thức chung đối với nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức theo phụ lục 1 Quyết định số 1090/QĐ-HĐXDNH ngày 05/10/2021 của Chủ tịch hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án thuộc Bộ Nội vụ ban hành danh mục Tài liệu dùng cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án sử dụng trong các kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi nâng ngạch công chức , thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2023 của thành phố Hà Nội
Câu 1. Quyền lực nhà nước là
a) thống nhất, có sự phân chia, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
b) thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
c) thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đáp án C
Câu 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở nào?
a) trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương
b) trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương
c) trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và của mỗi cấp chính quyền địa phương
d) trên cơ sở phân chia thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương
Đáp án A
Câu 3. Khi xây dựng những văn bản nào, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội có liên quan tham gia ý kiến?
a) Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội
b) Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội
c) Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ
d) Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định, Quyết định của Chính phủ
Đáp án C
Câu 4: Công dân có quyền gì trong công tác phòng, chống tham nhũng?
A) Công dân chỉ có quyền phát hiện và báo tin về hành vi tham nhũng.
B) Công dân chỉ có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
C) Công dân chỉ có quyền phát hiện, kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
D) Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Đáp án D
Câu 5. Theo Nghị quyết 39 thì đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập có khả năng tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động (trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, cơ sở dạy nghề, bệnh viện…) theo hướng nào?
a) Theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học
b) Theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học, công chứng
c) Theo hướng tiếp tục đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính hoặc nhân sự và khuyến khích thành lập các tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học
Đáp án A
Câu 6. Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13/8/2020 của Chính phủ, quy định công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ?
A.Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ theo chương trình kế hoạch công tác năm.
B.Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chưa cao.
C.Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
D.Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả
Đáp án C
Câu 7. Mục tiêu chung về cải cách hành chính theo Nghị quyết 76/NQ-CP là?
a) Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.
b) Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.
c) Tiếp tục xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.
d) Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 – 2030.
Đáp án A
Câu 8. Theo mục tiêu cụ thể của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng thì Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng?
a) Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
b) Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập
c) Là nước phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập
Đáp án A
Câu 9. Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng thì tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân như thế nào?
a) trên 5,5%/năm
b) trên 6 %/năm
c) trên 6,5%/năm
d) trên 7%/năm
Đáp án C
Câu 10. Cán bộ đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì ?
a) chưa đưa vào quy hoạch; chưa xem xét bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử chức vụ
b) chưa đưa vào quy hoạch; chưa xem xét bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử chức vụ cao hơn.
c) chưa đưa vào quy hoạch; chưa xem xét bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử chức vụ tương đương
Đáp án B
Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo: 0935634572 để tải toàn văn Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi nâng ngạch công chức , thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2023 của thành phố Hà Nội theo Quyết định 274/QĐ-HĐTNNTH ngày 07/4/2023 của Hội đồng thi nâng ngạch, thăng hạng về việc phê duyệt nội dung ôn tập thi nâng ngạch công chức , thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức năm 2023, với hơn 1000 câu.