Biên bản họp gia đình – chứng thực chữ ký hay chứng thực hợp đồng?

1. Tình huống về biên bản họp gia đình phân chia tài sản

Gia đình tôi có một lô đất, được cha mẹ tôi khai hoang từ năm 1999, đã có nhà ở ổn định và không có tranh chấp với ai. Sau khi cha tôi chết, gia đình tôi thống nhất cho mẹ tôi làm thủ tục hợp thức hóa thừa kế cấp quyền sử dụng đất lần đầu. Sau đó, mẹ tôi liên hệ với các cơ quan liên quan được họ hướng dẫn là hộ gia đình tôi phải làm thủ tục phân chia di sản thừa kế hoặc biên bản họp gia đình để có căn cứ tính thuế. Mẹ tôi đến liên hệ với Phòng công chứng thì họ từ chối tiếp nhận vì gia đình tôi chưa có quyền sử dụng đất. Sau đó, chúng tôi tiếp tục liên hệ với UBND xã nơi có đất để làm thủ tục, thì được cán bộ tư pháp cho rằng văn bản họp  gia đình có nội dung là chuyển quyền sử dụng đất nên không thể chứng thực chữ ký.

2. Quy định của pháp luật về  chứng thực biên bản họp gia đình

Theo quan điểm của cán bộ trực tiếp tham mưu công tác chứng thực tại UBND xã, phường thì: Tại điểm c, khoản 1 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, quy định:

Biên bản họp gia đình - chứng thực chữ ký hay chứng thực hợp đồng?
Biên bản họp gia đình – chứng thực chữ ký hay chứng thực hợp đồng?

a) Không thể công chứng hợp đồng, giao dịch

“Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch

1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

b) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;

c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.

Bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.”

 Theo quy định nêu trên, hộ gia đình  cần cung cấp bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phải xuất trình bản chính để đối chiếu thì mới có thể chứng thực văn bản phân chia di sản. Do hộ gia đình chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể công chứng dưới hình thức hợp đồng được.

b) Không thể chứng thực chữ ký

      “Tại khoản 4, Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP  quy định:

          Điều 25. Trường hợp không được chứng thực chữ ký

1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

3.Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.

4.Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thủ tục chứng thực chữ ký
Thủ tục chứng thực chữ ký

Ngoại lệ được chứng thực chữ ký Điểm d Khoản 4 Điều 24: d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.”

   Như vậy, theo khoản 4 Điều 25 thì việc yêu chứng thực biên bản họp gia đình, hay văn bản thỏa thuận của hộ gia đình, thực tế là nội dung vẫn là văn bản phân chia di sản thừa kế; do không thể thực hiện chứng thực chữ ký.

3. Không chứng thực chữ ký, không công chứng biên bản họp gia đình – có đúng pháp luật không?

Tình huống và cách trả lời như trên hiện nay một số người dân đang gặp và rất bức xúc vì công  chứng cũng không được, chứng thực chữ ký cũng không được đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Một số bạn đọc đề nghị trangtinphapluat.com đăng tải bài viết này và nhờ bạn đọc tham gia ý kiến, cụ thể: Biên bản họp gia đình của gia đình tôi là một văn bản có nội dung hợp đồng giao dịch phân chia di sản thừa kế, nên không thể thực hiện thủ tục hành chính chứng thực chữ ký được vì có nội dung là hợp đồng hoặc chứng thực văn bản phân chia di sản thừa kế (hợp đồng giao dịch) vì chưa có giấy chứng nhận quyên sử dụng đất . Vậy, cán bộ tư pháp giải thích không chứng thực chữ ký đối với biên bản họp gia đình của gia đình tôi có đúng không? Nếu không thực hiện chứng thực chữ ký hoặc văn bản phân chia di sản thì tôi phải làm những hồ sơ, thủ tục nào để được cấp quyền sử dụng đất. Xin các ngành, các cấp giải thích cụ thể các quy định của pháp luật để tôi có căn cứ trao đổi với các ngành liên quan và tiếp tục hoàn thành hồ sơ của gia đình.

Bạn đọc tham gia ý kiến vui lòng để ở mục bình luận bên dưới bài viết hoặc gửi vào mail trangtinphapluat2019@gmail.com

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *