Hướng dẫn xử lý hành vi hủy hoại đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Tình huống 1: Năm 2019, xã A phát hiện trường hợp người dân tự ý san lấp đất cao khoảng 1m, diện tích khoảng 500m trên đất chuyên trồng lúa (2L) đã được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên qua xác minh, xã A được biết chủ đứng tên sổ đỏ đã bán uỷ quyền khu đất đó từ lâu (được biết người được uỷ quyền cũng bán qua nhiều người, không cập nhật sang tên trên sổ) nên không xác minh được chủ đất và người vi phạm.

Trường hợp trên xử lý hành chính hành  vi huỷ hoại đất đối với trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính có được hay không?.

Trangtinphapluat.com trả lời như sau:

1. Xử lý hành vi hủy hoại đất

1.1. Không xử lý hành vi hủy hoại đất trước ngày 05/01/2020

+ Theo khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì: Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định. Và tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 nghiêm cấm hành vi hủy hoại đất.

Hướng dẫn xử lý hành vi hủy hoại đất
Hướng dẫn xử lý hành vi hủy hoại đất

Tuy nhiên, theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, hết hiệu lực ngày 05/01/202 thì không có quy định xử phạt hành vi hủy hoại đất. Căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì “chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định“.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai cũng không quy định hiệu lực trở về trước đối với hành vi hủy hoại đất. Và tại điểm e khoản 3 điều 4 Nghị định 91 thì hành vi hủy hoại đất được xác định là kết thúc khi: Thời điểm kết thúc của các hành vi vi phạm quy định tại điểm này là thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của hành vi vi phạm đó. Do đó, hành vi hủy hoại đất đã kết thúc năm 2019 nên không thể áp dụng Nghị định 91/2019/NĐ-CP để xử lý được

(Xem những điểm mới của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai)

Chính vì vậy, hành vi hủy hoại đất xảy ra trước ngày 05/01/2020 ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai có hiệu lực thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.

1.2. Từ ngày 05/01/2020 xử lý hành vi hủy hoại đất

– Đối với hành vi hủy hoại đất thì khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP giải thích như sau”

  Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đt khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;

c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;

d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;

đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyn mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

– Hành vi hủy hoại đất theo Điều 15 Nghị định 91 sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đến 150 triệu đồng tùy theo diện tích vi phạm, đồng thời bị áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

2. Lưu ý khi xử lý hành vi hủy hoại đất

Tuy nhiên, khi xử hành vi hủy hoại đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

–  Không xử lý hành vi hủy hoại đất đối với: các trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đt khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận.

 – Trường hợp  trên đất trồng lúa sau khi đổ đất có trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, sang đất phi nông nghiệp thì xử lý hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác theo Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ_CP.

– Không xử phạt hành vi  Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP) nhưng không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã;  Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP) theo khoản 1, khoản 2 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, vì đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác (có hiệu lực 01/02/2020).

   – Trường hợp đổi đất trên đất trồng lúa và trên đất có công trình hoặc cây cối gì đó mà có đủ cơ sở xác định việc chuyển đất lúa thành mục đích đất khác thuộc trường hợp phải xin phép mà không xin phép xử theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Hướng dẫn xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

– Để xử phạt hành vi hủy hoại đất phải có tài liệu chứng minh cụ thể việc làm biến dạng địa hình đất theo trường hợp nào, việc san gạt mặt bằng có làm thay đổi độ dốc bề mặt của đất so với trước khi san gạt hay không để xác định hành vi đó là hành vi làm biến dạng địa hình, cũng như việc san gạt có làm ảnh hưởng đến mục đích sử dụng đất ban đầu  hay không?

Chuyển mục đích không phải xin phép

Tuy nhiên, khi xử lý theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì cần lưu ý một số trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép, cụ thể:

Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP  ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ đã được sửa đổi theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ  sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai, thì: Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.”

Trên đây là hướng dẫn của trangtinphapluat.com liên quan đển việc xử lý hành vi hủy hoại đất trong trường hợp đổ đất trên đất trồng lúa. Bạn đọc có ý kiến vui lòng ghi ở mục bình luận bên dưới bài viết.

(Vướng mắc xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai theo Nghị định 91/2019)

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *