UBND cấp xã làm mất biên lai phí, lệ phí, có bị xử phạt hành chính?

Nhiều bạn đọc thắc mắc, UBND cấp xã trong quá trình thực thi nhiệm vụ đã làm mất biên lai thu phí, lệ phí; trường hợp này có bị xử phạt hành chính hay không?

Trangtinphapluat.com trả lời như sau (mang tính tham khảo):

Cơ quan nhà nước không bị xử phạt hành chính?

Tại Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Cơ quan nhà nước có bị xử phạt vi phạm hành chính
Cơ quan nhà nước có bị xử phạt vi phạm hành chính

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

– Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Và tại Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều Nghị định 97/2017/NĐ-CP, quy định:

“Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính 

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Xử phạt hành chính lĩnh vực phí, lệ phí
Xử phạt hành chính lĩnh vực phí, lệ phí

4. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.”

(Các sai sót thường gặp trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính cần biết)

Cơ quan hành chính không thuộc đối tượng bị xử phạt trong lĩnh vực phí

Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 186/2013/TT-BTC ngày 05/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí.”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý phí, lệ phí thì thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 186/2013/TT-BTC ngày 05/12/2013 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP trích dẫn nêu trên, cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *