Chuyên đề 4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính (cập nhật năm 2020)

 1. Nội dung các điều luật quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

          – Mức phạt tiền theo thủ tục không lập biên bản (thủ tục đơn giản) đã được nâng lên 250.000d đối với cá nhân, 500.000d đối với tổ chức vi phạm.

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

          –  Luật bổ sung nhiều quy định mới nhằm bảo đảm tính chính xác, khách quan, tính dân chủ và bảo đảm quyền công dân trong quá trình xem xét ra quyết định xử phạt. Đó là tại Điều 59 quy định về xác minh tình tiết vi phạm hành chính; quy định về căn cứ xác định khung tiền phạt, xác định thẩm quyền xử phạt ( Điều 60), quy định tại Điều 61 về quyền giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm trong những trường hợp nhất định.

          – Luật cũng quy định cụ thể việc thi hành quyết định xử phạt đối với thủ tục xử phạt không lập biên bản và đối với thủ tục xử phạt có lập biên bản.

(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

          – Luật cũng bổ sung thêm quy định về miễn, giảm mức tiền phạt. Việc thi hành quyết định phạt tiền cũng gặp không ít khó khăn khi đối tượng bị phạt tiền không có tiền để nộp phạt do đó Luật bổ sung về miễn, giảm tiền phạt.

Xem chuyên đề 1: Những điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Xem chuyên đề 2:  Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 3: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 5: Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Xem chuyên đề 6: Sơ đồ quy trình xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản 

          – Luật quy định về trách nhiệm của cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt trong việc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực: An toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm hàng hóa, lao động…

          – Bổ sung quy định người có thẩm quyền xử phạt hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trật tự, an toàn giao thông.

2. Những nội dung mới về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

a) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và có lập biên bản

          – Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000d đối với cá nhân, 500.000 d đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết địmk xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác, cụ thể, trong Luật quy định trường hợp ngoại lệ như vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản

          Người vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Nếu người vi phạm không thể nộp tiền tại chỗ thì nộp tiền tại kho bạc nhà nước hoặc nộp vào tài khoản kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

          – Xử phạt có lập biên bản được áp dụng với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định có thể áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân từ 250.000d trở lên và áp dụng mức phạt tiền đối với tổ chức từ 500.000d trở lên…

b) Lập biên bản vi phạm hành chính

         –  Các quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính tại Điều 58 của Luật cơ bản kết thừa quy định Điều 55 Pháp lệnh 2002, đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định về nội dung của biên bản xử phạt vi phạm hành chính và bổ sung quy định trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

– Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

(Các sai sót thường gặp trong quá trình xử lý vi phạm hành chính cần biết)

+ Theo điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì  Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền;

Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính
Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính

– Việc quy định rõ chức danh có thẩm quyền lập biên bản VPHC có ý nghĩa rất quan trọng để tránh sự lạm dụng, tùy tiện của các lực lượng chức năng khi tham gia xử phạt vi phạm hành chính, góp phần đảm bảo trật tự kỷ cương của quản lý nhà nước.

(Tải tất cả biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính mới nhất)

      Biên bản vi phạm hành chính sử dụng theo mẫu của Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và theo biểu mẫu do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành.

Lưu ý khi lập biên bản vi phạm hành chính:– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập kịp thời- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt một lần

– Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi vi phạm.

– Ghi rõ ngày, tháng, năm lập biên bản.

– Địa điểm lập biên bản phải là nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc trụ sở làm việc của cơ quan lập biên bản vi phạm hành chính, địa điểm khác

– Mô tả thời gian vi phạm hành chính.

– Phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp người vi phạm không ký vào biên bản vi phạm hành chính thì phải có biên bản thể hiện đã giao biên bản VPHC, trong đó ghi rõ là cá nhân/tổ chức vi phạm có nhận biên bản vi phạm hành chính hay không?

 c) Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính

          Là thủ tục bắt buộc của người có thẩm quyền xử phạt được thực hiện trước khi ra quyết định xử phạt nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan của quyết định xử phạt. Hoạt động này thể hiện trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm hành chính và có thể được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra quyết định xử phạt. Đây là quy định mới so với pháp lệnh 2002, theo đó trong trường hợp cần thiết (Điều 59) trước khi ra quyết định xử phạt người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh có hay không hành vi vi phạm hành chính xảy ra trên thực tế, lỗi, nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…Quá trình xác minh phải thể hiện bằng văn bản để đảm bảo tính khách quan, chính xác của các tình tiết của vụ việc vi phạm.

d) Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

          – Về thẩm quyền định giá, Luật quy định người có thẩm quyền tổ chức định giá là người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc. Quy định

“người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc” chính xác hơn quy định “ người có thẩm quyền xử phạt” quy định tại Điều 34 của Nghị định 128/2008/NĐ-CP, vì mục đích của việc định giá là để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, vào thời điểm định giá, chưa xác định được ai là người có thẩm quyền xử phạt.

          – Căn cứ và thứ tự ưu tiên áp dụng để xác định giá trị tang vật, gồm: Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu….Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện hành vi vi phạm.

          Đ) Giải trình

          – Chỉ áp dụng đối với những vi phạm có tính chất nghiêm trọng theo quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vi phạm hành chính quy định mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi  vi phạm lớn, từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân và 30 triệu đồng trở lên đối với tổ chức.

          – Hình thức giải trình: Giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản

          – Thời hạn gửi yêu cầu giải trình: Không quá 5 ngày đối với giải trình bằng văn bản và không quá 2 ngày làm việc đối với trường hợp giải trình trực tiếp, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

          – Thời hạn giải quyết yêu cầu giải trình: 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu giải trình.

(Ban hành quyết định xử phạt trước khi giải trình được không?)

          Việc giải trình trực tiếp phải lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan và là một trong những căn cứ quan trọng để người có thẩm quyền xử phạt xem xét, ra quyết định xử phạt.

e) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính

trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Chuyển hồ sơ xử phạt hành chính

          Trong quá trình xem xét vụ việc, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm đánh giá đúng mức độ, tính chất của vụ vi phạm; nếu vụ vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng thì phải chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

          Thời hạn xem xét, chuyển hồ sơ vụ vi phạm giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt và cơ quan tố tụng được Luật quy định khá rõ nhằm đảm bảo việc chấp hành đúng các quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đối tượng vi phạm, tránh bỏ lọt tội phạm. Thời hạn ban hành quyết định xử phạt trong trường hợp này là 30 ngày hoặc tối đa 45 ngày.

g) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính

          Luật đã kết thừa quy định sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông được quy định trong Pháp lệnh 2002 (sửa đổi bổ sung 2008), đồng thời bổ sung lĩnh vực bảo vệ môi trường được sử dụng phương tiện, nghiệp vụ để phát hiện, xử lý.

(Slide Bài giảng luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất 2019)

          Để đảm bảo sự chặt chẽ, tùy tiện trong sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, Luật bổ sung quy định nguyên tắc sử dụng các trang thiết bị như: Tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân…

h) Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

          Đây không phải là nội dung mới so với Pháp lệnh 2002, tuy nhiên trong pháp lệnh các quy định này nằm rải rác ở nhiều điều khoản khác nhau. Do đó, để tránh lặp lại các quy định có cùng nội dung, Luật đã quy định các trường hợp không ra quyết định xử phạt bao gồm:

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành

– Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

– Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định

– Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;

– Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

i) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn ra quyết định xử phạt được rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày, trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 60 ngày.

(70 Biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an nhân dân)

Luật bổ sung trường hợp ban hành 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt trong vụ việc có nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính và trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm để quyết định hình  thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân.

Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trừ trường hợp thời gian nhiều hơn được ghi trong quyết định.

Lưu ý khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính– Sử dụng đúng mẫu của Nghị định 118/2021/NĐ-CP và các văn bản chuyên ngành khác có quy định về mẫu quyết định xử phạt.- Tên cơ quan ra quyết định: Nếu của Chủ tịch UBND cấp xã ký thì ghi: UBND xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Nếu Chủ tịch UBND thành phố ký thì ghi: UBND thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.Nếu quyết định của các cơ quan khác thì ghi theo hướng dẫn của Nghị định 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư.

– Trường hợp cấp phó ký thì phải ghi rõ văn bản ủy quyền.

– Các biện pháp khắc phục hậu quả: Phải ghi đúng theo quy định của Luật và các văn bản liên quan.

– Ngày có hiệu lực của quyết định: Có thể từ ngày ký hoặc ghi ngày cụ thể.

– Trường hợp phạt tiền thì phải ghi rõ tên kho bạc.

Xem hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai

Xem hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

2 Bình luận

  1. Hinh như người viết có nhầm lẫn vì Nghị định 128/2008/NĐ-CP đã hết hiệu lực khi Luật xlvphc ra đời,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *