Trangtinphapluat.com tổng hợp giới thiệu tới các bạn đang ôn thi viên chức ngành giáo dục đề cương ôn tập và cách làm bài thi vòng 2.
PHẦN THI: VỊ TRÍ GIÁO VIÊN THPT
Thời gian làm bài: 180 phút
Thí sinh giải quyết một tình huống sư phạm và soạn Kế hoạch bài dạy của một tiết lên lớp của môn đăng ký dự tuyển.
A. Giải quyết tình huống sư phạm (30,0 điểm)
1. Mô tả tình huống sư phạm
2. Phân tích, xử lý tình huống sư phạm
– Phân tích nguyên nhân, xây dựng phương án giải quyết tình huống tối ưu nhất.
– Xử lý tình huống sư phạm.
3. Kết quả, bài học kinh nghiệm rút ra từ tình huống sư phạm
– Kết quả giải quyết tình huống.
– Bài học rút ra đối với giáo viên.
B. Soạn Kế hoạch bài dạy của một tiết lên lớp (70,0 điểm)
– Thí sinh chỉ soạn một tiết đầu tiên trong Kế hoạch bài dạy (trường hợp bài dạy có nhiều tiết) lớp 10, theo CT GDPT 2018. Không thực hiện các tiết: ôn tập, kiểm tra đánh giá, trả bài, chuyên đề học tập, thực hành (trừ môn Giáo dục thể chất).
Gợi ý khung Kế hoạch bài dạy
TÊN BÀI DẠY: ………………………………
Môn học: …………………….; lớp: 10
Thời gian thực hiện: ……. tiết
I. Mục tiêu (chỉ nêu mục tiêu của tiết đầu tiên)
1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình môn học.
2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học.
3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống II. Thiết bị dạy học và học liệu (chỉ nêu thiết bị và học liệu của tiết đầu tiên) Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động) [dự kiến thời gian]
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động) [dự kiến thời gian]
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập [dự kiến thời gian]
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng [dự kiến thời gian]
a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.
Một số lưu ý:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, thí sinh chỉ thực hiện một tiết đầu tiên bài dạy, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.
2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm.
3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên (nếu có) được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi – đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.
4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học – Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
– Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận):
Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
– Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo.
PHẦN THI: VỊ TRÍ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút.
Thí sinh giải quyết 01 tình huống sư phạm và soạn 01 kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt hoặc môn Toán của lớp 2 hoặc lớp 3.
I. Giải quyết tình huống sư phạm (30 điểm)
Thí sinh sẽ đưa ra các phương án để giải quyết tình huống, giải quyết vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường trong quá trình tổ chức dạy học và giáo dục.
*Chú ý:
– Xác định được vấn đề cần giải quyết trong tình huống sư phạm và mục đích của việc giải quyết vấn đề đó.
– Nêu dự kiến các phương án giải quyết vấn đề của tình huống sư phạm (phân tích mỗi cách giải quyết và chọn cách có thể đem lại kết quả tối ưu).
– Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan để giải quyết vấn đề của tình huống sư phạm.
II. Soạn kế hoạch bài dạy (70 điểm)
Soạn kế hoạch bài dạy 01 tiết Toán hoặc tiếng Việt lớp 2 hoặc lớp 3 cho đối tượng học sinh khuyết tật.
1. Nội dung chương trình: Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông
2. Cấu trúc chương trình
a) Chương trình môn Tiếng Việt
Đảm bảo theo yêu cầu cần đạt lớp 2 hoặc lớp 3 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông).
b) Chương trình môn Toán
Đảm bảo theo yêu cầu cần đạt lớp 2 hoặc lớp 3 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông).
3. Yêu cầu Kế hoạch bài dạy
Nội dung kế hoạch bài dạy
1. Giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy gồm: yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học cần chuẩn bị, hoạt động dạy học chủ yếu, điều chỉnh sau bài dạy, cụ thể như sau:
a) Yêu cầu cần đạt của bài học: Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung được quy định trong chương trình môn học giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm nhà trường, địa phương.
Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
b) Đồ dùng, thiết bị dạy học: Các đồ dùng, thiết bị, học liệu cần chuẩn bị để tổ chức dạy học phù hợp, có hiệu quả; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học.
c) Hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên chủ động tổ chức hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học (bài kiến thức mới; thực hành, ôn tập), đặc điểm môn học, hoạt động giáo dục và phù hợp đối tượng học sinh.
– Hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động mở đầu (khởi động, kết nối); hình thành kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá; phân tích, hình thành kiến thức mới); hoạt động luyện tập, thực hành và hoạt động vận dụng, ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề trong đời sống thực tế. Các hoạt động học tập (kể cả hoạt động tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn) của học sinh, tuỳ theo mục đích, tính chất của mỗi hoạt động, được tổ chức làm việc cá nhân, theo nhóm hoặc cả lớp; đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập hay trải nghiệm thực tế.
– Hoạt động của giáo viên: tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự nhận xét hay nhận xét sản phẩm học tập của bạn hay nhóm bạn, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển; thực hiện nhận xét, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, đảm bảo sự tiến bộ của từng
học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
d) Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi, thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
a) Sử dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh khuyết tật, học sinh đặc biệt; thể hiện tính sáng tạo, đổi mới trong việc vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động để chiếm lĩnh tri thức kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
b) Các hoạt động dạy học cần thể hiện rõ hoạt động của giáo viên, học sinh và đặc trưng môn học; thiết kế linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh (lưu ý đối tượng học sinh khuyết tật).
c) Phân bố thời gian tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp và có hệ thống câu hỏi phân loại, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo phù hợp với đối tượng học khuyết tật.
3. Liên hệ thực tế để giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh: Theo hướng lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo dục trong quá trình giảng dạy để tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh.
Hình thức kế hoạch bài dạy
– Trình bày khoa học, nội dung ngắn gọn, đầy đủ thông tin cần thiết, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, đảm bảo tính chính xác.
– Chữ viết đẹp, rõ ràng.
GỢI Ý KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY CỦA 1 TIẾT LÊN LỚP (TIỂU HỌC)
(Khung kế hoạch bài dạy theo Công văn 2345/BGDĐT-GDTH)
Môn học/hoạt động giáo dục …………………………; lớp …………..
Tên bài học: …………………………………………..; số tiết: ………
Thời gian thực hiện: ngày…tháng…năm…(hoặc từ …/…/… đến …/…/…)
I. Yêu cầu cần đạt
Nêu cụ thể học sinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.
II. Đồ dùng dạy học
Nêu các thiết bị, học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt yêu cầu cần đạt của bài dạy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
– Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối. – Hoạt động Hình thành kiến thức mới |
Thời gian | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
: trải nghiệm, khám phá, phân tích, hình thành kiến thức mới (đối với bài hình thành kiến thức mới). – Hoạt động Luyện tập, thực hành. – Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (nếu có). |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
III. PHẦN THI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – TUYỂN VIÊN CHỨC GIÁO DỤC NĂM HỌC 2023-2024
PHẦN THI: VỊ TRÍ NHÂN VIÊN THƯ VIỆN
1. Phần hiểu biết chung
– Luật Thư viện 2019;
– Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện;
– Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT Ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
– Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ GDĐT Quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
– Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 Bộ GDĐT về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông;
– Một số văn bản khác có liên quan đến công tác thư viện trường học.
2. Phần chuyên môn, nghiệp vụ
– Xây dựng các kế hoạch hoạt động; thiết lập, quản lý và sử dụng hệ thống hồ sơ, sổ sách và các quy định liên quan đến công việc của nhân viên thư viện trường học.
– Các tiêu chuẩn xét công nhận thư viện trường học đạt các mức độ theo quy định.
– Một số nghiệp vụ cơ bản trong thư viện trường học: Bổ sung tài liệu, biên mục mô tả, phân loại tài liệu, tổ chức mục lục thư viện.
– Công tác tổ chức và phục vụ bạn đọc: Tổ chức phục vụ bạn đọc, kỹ năng giao tiếp với bạn đọc.
– Xây dựng tiết đọc thư viện; phối hợp tổ chức tiết học thư viện.
– Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện trường học.
3. Xử lý tình huống trong công tác thư viện trường học
Các tình huống nảy sinh trong quá trình tổ chức các hoạt động trong thư viện trường học./.
- Liên hệ email kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung ôn thi viên chức Ngành giáo dục và Đào tạo năm 2023
- Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức tại đây
Tải tài liệu tin học thi công chức, viên chức 6 modul tại đây
Thi thử kiến thức chung viên chức Ngành giáo dục và đào tạo tại đây