Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung thi tuyển công chức Ủy Ban giám sát tài chính Quốc gia năm 2023 theo Thông báo 493/TB-UBGSTCQG ngày 08/11/2023 của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia
1. Tài liệu bồi dưỡng chương trình Ngạch chuyên viên ban hành kèm theo Quyết định 2721/QĐ-BNV ngày 28/12/2018 của Bộ Nội vụ
2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;
6. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia:
+ Quyết định 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
+ Quyết định 79/2009/QĐ-TTg ngày 18/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế và tổ chức hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
+ Quyết định 15/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Quyết định 79/2009/QĐ-TTg ngày 18/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế và tổ chức hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
7. Luật Chứng khoán 2019; Luật các tổ chức tín dụng 2010,, sửa đổi, bổ sung 2017; Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi, bổ sung 2010, năm 2019) và các văn bản hướng dẫn liên quan
8. Giáo trình và tài liệu tham khảo về lĩnh vực thị trường tài chính , tiền tệ – ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung thi tuyển công chức Ủy Ban giám sát tài chính Quốc gia năm 2023
Câu 1. Trong các phương pháp hành chính nhà nước dưới đây, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay thì phương pháp nào là rất cần thiết và phải được sử dụng một cách đúng đắn?
a) Phương pháp giáo dục, thuyết phục
b) Phương pháp tổ chức
c) Phương pháp kinh tế
d) Phương pháp cưỡng chế hành chính
Đáp án C
Câu 2. Các chức năng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước
a) Chức năng chính trị , Chức năng kinh tế, Chức năng văn hóa, Chức năng xã hội
b) Chức năng kinh tế, Chức năng văn hóa, Chức năng xã hội
c) Chức năng chính trị , Chức năng kinh tế, Chức năng văn hóa
Đáp án A
Câu3. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?
a) Thực hiện đường lối đối ngọi nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;
b) đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi;
c) tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
d) Tất cả đáp án trên
đáp an D
Câu 4. Nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử quốc gia?
a) tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hộivà đại biểu HĐND các cấp
b) tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp
c) chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hộivà đại biểu HĐND các cấp
Đáp án B
Câu 5. Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là?
a) Quốc hội
b) Chính phủ
c) Bộ Nội vụ
d) Đảng cộng sản Việt Nam
Đáp án B
Câu 6. Chính phủ gồm?
a) Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng
b) Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
c) Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Đáp án C
Câu 7. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trong những trường hợp nào?
a) khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
b) trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
c) sau khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Đáp án B
Câu 8. Thời hạn cử biệt phái không quá bao nhiêu năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
a) 03 năm
b) 05 năm
c) 07 năm
Đáp án A
Câu 9. Chính phủ ban hành nghị định để quy định?
a) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
b) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, pháp lệnh của Quốc hội, pháp lệnh, nghị định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
c) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
Đáp án C
Câu 10. Đối với những Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội thì Chính phủ ban hành văn bản nào?
a) Nghị định
b) Nghị quyết
c) Quyết định
d) Chỉ thị
Đáp án A
Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo: 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung thi tuyển công chức Ủy Ban giám sát tài chính Quốc gia năm 2023, gồm 592 câu (Lưu ý thiếu mục 6,7,8)