Tài liệu thi công chức khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể tỉnh Thái Nguyên 2023

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung thi tuyển công chức  cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2023

I. Nhóm kiến thức về hệ thống chính trị

  1. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
  2. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
  3. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
  4.  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019
  5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng 
  6. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX

II. Nhóm kiến thức về công chức

  1. Luật Cán bộ, công chức 2008
  2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019.
  3. Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức
  4. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
  5. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
    Tài liệu thi công chức khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể tỉnh Thái Nguyên 2023
    Tài liệu thi công chức khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể tỉnh Thái Nguyên 2023

III. Nhóm kiến thức về kỹ năng hành chính

  1. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020
  2. Quy định 66-QĐ/TW ngày 06/02/2017 của Ban Chấp hành Trung ương  về thể loại thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng

Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung thi tuyển công chức  cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2023

Câu 1. Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội bằng

a) Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

b) Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra việc thực hiện.

c) Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Đáp án A

Câu 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức?

a) liên minh chính trị – xã hội, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

b) liên minh chính trị – xã hội, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

c) liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Đáp án C

          Câu 3.  Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân được mời tham dự phiên họp?

a)Ủy ban nhân dân các cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan

b)Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn về các vấn đề có liên quan

c)Ủy ban nhân dân cùng cấp

d) Tất cả đáp án trên

Đáp án B

Câu 4. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định và đánh giá vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam như thế nào?

A.Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

B.Kinh tế tư nhân có đóng góp nhiều thành tựu vào nền kinh tế.

C.Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

D.Kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế.

Đáp án D

Câu 5. Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, nội dung nào dưới đây không phải là quyền của cán bộ, công chức?

A.Được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở.

B.Được quyền thành lập công ty hợp danh.

C.Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

D.Được hưởng chính sách ưu đãi về phương tiện đi lại.

Đáp án B

Câu 6.  Việc bố trí, phân công công tác cho công chức phải như thế nào?

a) bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm

b) bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ hoặc ngạch công chức được bổ nhiệm

c) bảo đảm phù hợp giữa quyền hạn và nhiệm vụ được giao với chức danh, chức vụ và ngạch công chức được bổ nhiệm

Đáp án C

Câu 7. Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP và Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112 thì  Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính như thế nào?

a) Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.

b) Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.

c) Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính kể từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm

d) Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.

Đáp án B

Câu 8. Chính phủ ban hành nghị định để quy định?

a) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

b) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, pháp lệnh của Quốc hội, pháp lệnh, nghị định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

c) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Đáp án C

Câu 9. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ủy ban nhân dân để chuyển đến các thành viên Ủy ban nhân dân chậm nhất là bao nhiêu ngày làm việc trước ngày Ủy ban nhân dân họp?

a) 01 ngày     b) 02 ngày              c) 03 ngày      d) 05 ngày

Đáp án C

Câu 10. Một văn bản của Đảng có thể được ban hành để ?

a) sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ nội dung trong một văn bản khác do cùng một cơ quan đảng ban hành

b) đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ nội dung trong một số văn bản khác do nhiều cơ quan đảng ban hành

c) đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ nội dung trong một số văn bản khác do cùng một cơ quan đảng ban hành

Đáp án C

Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo: 0935634572 để tải toàn Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung thi tuyển công chức  cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2023, gồm 1390 câu (Lưu ý: Thiếu Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX)

Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức,  viên chức tại đây

Phần mềm thi thử công chức, viên chức

Thi thử kiến thức chung công chức tại đây

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *