Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Nhiều bạn đọc gửi thư tới trangtinphapluat.com đề nghị làm rõ thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp nào người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề vi phạm hành chính, trường hợp nào người có thẩm quyền tịch thu tạm giữ tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

3 trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì  Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

+ Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm

+ Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

+ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC

Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung 2020 thì thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện như sau:

Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật, phương tiện vi phạm.

Trường hợp chỉ phạt tiền

Đối với trường hợp chỉ phạt tiền thì thẩm quyền tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tang vật, phương tiện vi phạm được quy định tại khoản  6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:

Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, trừ trường hợp:

Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được chia thành 02 trường hợp: Trường hợp thứ nhất là trường hợp hành vi vi phạm hành chính bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì thẩm quyền tạm giữ phải là người có thẩm quyền tịch thu. Trường hợp thứ 2 là chỉ bị phạt tiền thì thẩm quyền tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện là người có thẩm quyền xử phạt.

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *