Tài liệu thi thăng hạng, nâng ngạch tỉnh Quảng Ngãi năm 2023

Trangtinphapluat.com biên soạn giới thiệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi  nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp  viên chức năm 2023 của tỉnh Quảng Ngãi theo Công văn số 776/SNV-CCVC ngày 10/5/2023 về  việc thông báo danh mục tài liệu ôn tập thi  nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp  viên chức, gồm các văn bản sau:

  1. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  2. Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019
  3. Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019
  4. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019
  5. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020
  6. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
  7. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,
  8. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 27/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tô chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
  9. Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 27/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
    Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể và khối Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi năm 2022
    Tài liệu thi thăng hạng, nâng ngạch tỉnh Quảng Ngãi năm 2023
  10. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (Khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
  11. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (Khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp 
  12. Nghị quyết số 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030
  13. Nghị quyết số 99/NQ- CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực
  14. Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP 
  15. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
  16. Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
  17. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. 
  18. Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
  19. Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ; Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
  20. Kết luận số 40-KL/TW, ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026
  21. Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ
  22. Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định Nghị định 24/2014/NĐ-CP
  23. Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
  24. Nghị định 108/2020/NĐCP sửa đổi, bổ sung Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
  25. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
  26. Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  27.  Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
  28. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
  29. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng
  30. Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước
  31. Tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước các ngạch công chức, viên chức

Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi  nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp  viên chức năm 2023 của tỉnh Quảng Ngãi

Câu 1. Theo hiến pháp 2013 thì đáp án nào dưới đây là đúng?

a) Công dân từ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

b) Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

c) Công dân từ đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Đáp án B

Câu 2. Đâu không phải là nguyên tắc trong quản lý cán bộ, công chức

a) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.

b) Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

c) Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.

d) Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

Đáp án D

Câu 3. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp?

a) đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

b) đã có thời gian từ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

c) đã có thời gian từ đủ 6 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

Đáp án A

Câu 4.  Thẩm quyền Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã?

a) HĐND cấp huyện

b) Chủ tịch HĐND cấp huyện

c) UBND cấp huyện

d) Chủ tịch UBND cấp huyện

          Đáp án D

Câu 5. Văn bản quy phạm pháp luật là ?

a) văn bản có chứa pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

b) văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

c) văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Đáp án B

Câu 6: Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao nhiêu năm?

A) Từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

B) Từ đủ 03 năm đến 06 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

C) Từ đủ 02 năm đến 04 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

D) Từ đủ 04 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

Đáp án A

Câu 7. Một trong những Quan điểm tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là?

a) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện

b) Bảo đảm sự lãnh đạo của Nhà nước, phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện

c) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị và nhân dân trong quá trình thực hiện

Đáp án A

Câu 8. Theo Nghị quyết 18 Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm nào: Thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập?

a) Đến năm 2025

b) Đến năm 2026

c) Đến năm 2028

d) Đến năm 2030

Đáp án D

Câu 9. Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là?

a) một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên số một, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị

b) một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị

c) một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài của tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn hệ thống chính trị

Đáp án B

Câu 10. Theo quan điểm của Nghị quyết 26 thì Cán bộ là?

a) nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng

a) nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của cách mạng

c) nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của cách mạng

Đáp án A

Câu 11. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu mấy phần trăm số thu được để lại theo chế độ  , tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

a) tối thiểu 30% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ)

b) tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 30% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ)

c) tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ)

Đáp án C

Câu  12. Nghị quyết 76/NQ-CP   về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 có mấy quan điểm?

a) 03 quan điểm

b) 04 quan điểm

c) 05 quan điểm

d) 06 quan điểm

Đáp án C

Câu 13. Nội dung nào dưới đây là nguyên tắc tinh giản biên chế?

a) Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.

b) Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

c) Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

d) Tất cả đáp án trên

Đáp án D

Câu 14. Đối tượng nào dưới đây được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2 thi tuyển , xét tuyển công chức?

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B

b) Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động:

c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong

Đáp án A

Câu 15. Theo chức trách, nhiệm vụ, viên chức được phân loại như thế nào?

a) Viên chức lãnh đạo quản lý, viên chức

b) Viên chức lãnh đạo quản lý, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý

c) Viên chức quản lý, viên chức không giữ chức vụ quản lý

Đáp án C

Câu 16.  Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là?

a) vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

b) vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

c) là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Đáp án A

Câu 17. Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là?

a) kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.

b) Không thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ

c) vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Đáp án A

Câu 18. Việc đào tạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện?

a) theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

b) theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh.

c) theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng quy hoạch nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị gắn với vị trí việc làm

Đáp án A

Câu 19. Cán bộ, công chức, viên chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân thuộc nội dung nào của văn hóa công vụ?

a) Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức

b) Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

c) Chuẩn mực về đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức

Đáp án A

Câu 20. Vị trí và chức năng của sở là?

a) cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

b) cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

c) cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Đáp án B

Câu 21. Nguyên tắc nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện

a) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.

b) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.

c) Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở

d) Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.

Đáp án B

Đáp án C

Câu 22. Đâu không phải là Căn cứ xác định biên chế công chức?

a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;

b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;

d) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Đáp án D

 Câu 23. Đâu không phải là căn cứ xác định số lượng người làm việc  trong đơn vị sự nghiệp công lập?

a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

c) Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.

d) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động

Đáp án D

Câu 24. Theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì Ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng nào?

a) đối tượng người nghèo khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu

b) đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu

c) tất cả người dân khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu

d) đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu

Đáp án D

Câu 25. Đâu không phải quyền của người yêu cầu giải trình?

a) ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu giải trình;

b) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình;

c) Nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình;

d) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Đáp án A

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *